Nội dung học thiết kế đồ họa tại nhà

 

1. Hướng dẫn nội dung học thiết kế đồ họa tại nhà

Nếu bạn chọn con đường tự học tại nhà, trước hết hãy bắt đầu với 7 nội dung cơ bản sau đây để làm quen với Thiết kế đồ họa:

1.1. Kỹ năng vẽ thủ công

Bạn không cần phải luyện tập để vẽ tay đỉnh cao như các nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chỉ cần luyện tập các kiến thức cơ bản như vẽ phác thảo ý tưởng bằng bút chì trên giấy để dễ dàng ghi chép ý tưởng, nâng cao khả năng tư duy, chỉnh sửa trước khi mô hình hóa thiết kế trên phần mềm chuyên nghiệp. 

1.2. 7 yếu tố cơ bản tạo nên Thiết kế đồ họa

7 yếu tố cơ bản dưới đây sở hữu những đặc tính riêng mà nếu bạn thấu hiểu được chúng, bạn có thể dễ dàng thực hiện những đơn giản đầu tiên ngay tại nhà.

Đường (Line): Tùy thuộc vào hình thức, trọng lượng, độ dài và ngữ cảnh của các đường, chúng có thể hỗ trợ tổ chức thông tin, xác định hình dạng, ngụ ý chuyển động và truyền tải cảm xúc. Các đường vô hình trong thiết kế in ấn hoạt động như tấm lưới (grid) điều hướng và xây dựng cấu trúc. Trong khi đó, các đường hữu hình có thể được sử dụng để truyền đạt nhiều thông điệp và tâm trạng tùy thuộc vào các hình thức như:

  • Nằm ngang, nằm dọc hay nằm chéo;
  • Dạng thẳng, dạng cong hoặc dạng tự do;
  • Uốn lượn, ngoằn ngoèo hay gấp khúc;
  • Liên tiếp hay đứt đoạn;…

Hình dạng (Shape): Đối với mục đích thiết kế đồ họa, hình dạng được hiểu là một khu vực, hình thức hoặc hình thể nằm bên trong đường viền khép kín. Có hai loại hình dạng mà mọi nhà thiết kế đồ họa nên nắm rõ, đó là:

  • Hình khối hình học (dạng 2 chiều hoặc 3 chiều) được tạo ra bởi một tập hợp các điểm nối với nhau bằng đường thẳng hoặc đường cong, có thể kể đến như hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình đa giác, hình tròn, hình cầu,…
  • Hình khối tự nhiên có thể bao gồm các hình dạng tự nhiên như lá, tinh thể, dây leo,… hoặc các hình dạng trừu tượng như đốm màu hoặc ngoằn ngoèo,…

Màu sắc (Color): Đây là công cụ hữu ích để truyền đạt tâm trạng hoặc kích thích phản ứng cảm xúc từ người xem. Designer có thể lựa chọn một màu duy nhất hoặc kết hợp nhiều màu theo cách hài hòa hoặc bất hòa có chủ ý. Một số màu được nhóm thành các danh mục cụ thể:

  • Các màu cơ bản (đỏ, vàng và xanh lam) được định nghĩa là các màu thuần sắc tố và khi trộn chúng với nhau, bạn tạo ra tất cả các màu sắc khác;
  • Màu thứ cấp (tím, xanh lá cây và da cam) là kết quả của việc trộn hai màu cơ bản – đỏ + vàng = da cam, xanh lam + đỏ = tím, vàng + xanh lam = xanh lá cây;
  • Màu bậc ba (đỏ-cam, vàng-cam, vàng-lục, lam-lục, lam-tím và đỏ-tím) là sáu màu là kết quả của việc trộn một màu cơ bản và một màu thứ cấp ở trên.
Màu sắc trong thiết kế đồ họa
Màu sắc chính là một phần không thể thiếu giúp tạo nên tác phẩm Thiết kế đồ họa hoàn hảo

Kết cấu (Texture): Kết cấu diễn tả cảm giác của bề mặt như cứng, mịn, thô, mềm, nhão, bóng,… Các designer phải học truyền tải kết cấu một cách trực quan bằng việc sử dụng ảo ảnh để gợi ý đối tượng có thể cảm thấy thế nào nếu người xem có thể chạm vào nó;

Kiểu chữ (Type): Cho dù bạn sử dụng phông chữ mặc định hay tạo kiểu chữ riêng cho, bạn cần đảm bảo lựa chọn kiểu chữ dễ đọc và phù hợp với chủ đề. Kiểu chữ ảnh hưởng đến tâm trạng tổng thể của một thiết kế, vì vậy hãy cân nhắc xem các chữ cái của bạn nên là chữ in hay chữ viết và liệu chúng nên có các góc sắc nét hay bo tròn;

Khoảng cách (Spacing): Khoảng cách là yếu tố tạo nên một không gian cho bản thiết kế, tăng tác động trực quan, cân bằng các yếu tố hình ảnh nặng hơn và nhấn mạnh vào hình ảnh hoặc thông điệp mà người xem nên nhớ. Nếu không có đủ không gian, một thiết kế có thể trở nên quá lộn xộn và khó hiểu;

Hình ảnh (Image). Hình ảnh được sử dụng diễn tả ngữ cảnh giao tiếp một cách sinh động, thêm kịch tính hoặc hành động cần thiết và tạo ra một tâm trạng tổng thể cho tác phẩm. Các bạn có thể sử dụng ảnh chụp hoặc hình ảnh minh họa.

Phía trên chỉ là 7 yếu tố cơ bản, còn rất nhiều yếu tố và kiến thức khác cần tìm hiểu kỹ càng để  quá trình thiết kế trở nên dễ dàng hơn. Kiến thức cơ bản về Thiết kế đồ họa KHÔNG THỂ BỎ QUA.

1.3. Làm quen với phần mềm thiết kế

Dù tự học Thiết kế đồ họa tại nhà hay đến các trung tâm đào tạo, một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn bắt buộc phải nắm được chính là sử dụng thành thạo các phần mềm. Bạn cần lưu ý là thay vì học nhiều công cụ cùng lúc thì hãy bắt đầu với các phần mềm cơ bản như Adobe Photoshop hoặc Illustrator và luyện tập chuyên sâu phần mềm đó.

Tự học phần mềm thiết kế đồ họa tại nhà

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều ứng dụng thiết kế đồ họa hoạt động trên nhiều nền tảng như máy tính, điện thoại, trang web để bạn luyện tập. Một số trong đó là các ứng dụng miễn phí, tuy nhiên chức năng của chúng sẽ rất giới hạn nếu bạn muốn phát triển lâu dài.

1.4. Luyện tập thực hành

“Practice makes perfect – Có công mài sắc, có ngày nên kim” hãy thực hành càng nhiều càng tốt khi tự học Thiết kế đồ họa tại nhà. Sau một thời gian luyện tập bạn có thể lựa chọn được phong cách thiết kế và chuyên ngành thiết kế mình muốn hướng đến như thiết kế bộ nhận diện thương hiệu/ vẽ minh họa/ đồ họa chuyển động/ đồ họa 3D/…

Đồ án thiết kế đồ họa của học viên Arena

Tham khảo thêm các tác phẩm nghệ thuật chất lượng cao tại đây và luyện tập hằng ngày, bạn có thể làm chủ khả năng thiết kế vào một ngày không xa.

1.5. Kiến thức bổ trợ

Từ định hướng phát triển đã lựa chọn phía trên, hãy mở rộng và tìm kiếm thêm nhiều kiến thức ở lĩnh vực liên quan như:

  • Ngoại ngữ: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng, trong đó tiếng Anh được đánh giá cao vì hầu hết các câu lệnh trên phần mềm cùng nguồn tài liệu chủ yếu được cung cấp bởi ngôn ngữ này. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn lựa chọn ngôn ngữ yêu thích như Nhật, Trung, Pháp,… và hướng đến thị trường sáng tạo tương ứng;
  • Marketing thương hiệu: Mục tiêu hàng đầu của cả người đi học và tự học Thiết kế đồ họa tại nhà chính là giúp các doanh nghiệp thực hiện chiến dịch marketing và nhận diện thương hiệu. Vì vậy, bên cạnh các yếu tố trực gian, hay tìm hiểu thêm về quá trình marketing, nghiên cứu thị trường, hành vi khách hàng,… sẽ hỗ trợ bạn rất lớn trong quá trình thiết kế sáng tạo;
  • Ngôn ngữ lập trình: Nếu bạn hướng đến mục tiêu thiết kế trang web và ứng dụng di động (app), hãy tìm hiểu thêm về ngôn ngữ lập trình như HTML, CSS, JavaScript. Điều này sẽ giúp bạn làm việc dễ dàng với các nhà phát triển phần mềm hoặc chính bạn có thể kiểm soát trang web hay app của riêng mình;
  • Thiết kế đồ họa in ấn: Kiến thức này chủ yếu quan trọng với các designer làm việc trong lĩnh vực xuất bản, in ấn. Không chỉ đơn giản là tạo một thiết kế xuất sắc, các designer cần đảm bảo thiết kế đó phải tương thích về bề mặt đối tượng sẽ in, loại màu sẽ sử dụng, số lượng in,…
  • Các lĩnh vực liên quan khác: Bạn lựa chọn thiết kế sản phẩm cho doanh nghiệp hay tổ chức hoạt động trong lĩnh vực nào – y dược, giáo dục, giải trí, phim ảnh, nghệ thuật,… thì cần đảm bảo truyền đạt tinh thần và thông điệp phù hợp với lĩnh vực đó.

1.6. Sáng tạo portfolio

Không chỉ những designer tự học Thiết kế đồ họa tại nhà, ngay cả những người được học tập bài bản tại môi trường danh giá cùng đều phải xây dựng portfolio chuyên nghiệp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Vậy nên hãy bắt đầu thực hiện portfolio cẩn thận ngay từ đầu để vừa là lưu trữ lại quá trình học tập vừa là chứng nhận khả năng cá nhân của bạn. 

2. Các kênh hỗ trợ tự học Thiết kế đồ họa tại nhà

Bài viết tổng hợp 3 nguồn cung cấp tài liệu thiết kế đồ họa có sẵn trên nền tảng số để các bạn học thiết kế đồ họa ở nhà có thể chủ động tham khảo:

2.1. Youtube

1 – Yes I’m a Designer: Bắt đầu với một kênh hướng dẫn thiết kế được tạo bởi Martin Perhiniak, một designer sống tại Anh Quốc. Thay vì tường thuật các video của mình, anh ấy cung cấp hướng dẫn chi tiết bằng văn bản ở góc màn hình đi kèm với một kỹ thuật cụ thể mà anh ấy trình diễn song song trên video. Như vậy, dù bạn không thông thạo tiếng Anh vẫn có thể dễ dàng dịch nội dung sang tiếng Việt để học tập.

2 – The Simple Designers: Đúng như tên gọi, “Những nhà thiết kế đơn giản” làm cho mọi thứ đơn giản. Bạn hoàn toàn không nghe thấy giọng nói của con người trong video của kênh mà chỉ nghe những bản nhạc mạnh khi xem họ trình diễn thao tác với Adobe Illustrator. Các hướng dẫn của họ cực kỳ cụ thể, vì vậy, bạn có thể tự học thiết kế đồ họa logo, icon và hình ảnh minh họa tại nhà trên kênh Youtube này.

Xem thêm việc làm: 

https://freec.asia/viec-lam/ux-design
https://freec.asia/viec-lam/ux-ui-designer
https://freec.asia/viec-lam/motion-graphic
https://freec.asia/viec-lam/graphic-designer

Comments

Popular posts from this blog

Chuyên viên hoạch định tài chính là gì?

Deep learning là gì? Ứng dụng của Deep learning vào cuộc sống

Tổng quan về ngành Marketing